Trích lục thửa đất là gì – Các trường hợp trích lục, trích đo địa chính

Trích lục thửa đất là gì ?  Và những trường hợp nào dùng trích lục, trích đo địa chính ?

Mời bạn cùng Việt Phú Real tìm hiểu qua bài viết này nhé !

Trích lục thửa đất là gì


Trích lục thửa đất hay còn được gọi là trích đo thực địa là hành động sao chép và thể hiện các thông tin ( diện tích, hình dáng, vị trí ) của một thửa đất. Điều này tạo điều kiện cho người sử dụng đất được thực hiện những quyền về đất đai như mua bán, thừa kế đất đai, tặng cho…Ngoài ra, việc trích lục cũng khiến cho cơ quan nhà nước thuận lợi trong quá trình kiểm tra và quản lý đất đai, thực hiện những thủ tục thu hồi đất, cho thuê đất, giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

 

Trích lục thửa đất

Nếu trích lục thửa đất chỉ cho thấy thông tin của một số thửa đất nhất định thì trích lục bản đồ địa chính thể hiện thông tin của một khu vực đất và một thửa đất. Trích lục thửa đất là bản vẽ trên bản đồ kỹ thuật số hay bản vẽ trên giấy thể hiện cụ thể ranh giới, phạm vi một khu vực đất nhất định lên bản đồ địa chính. Cơ quan nhà nước hay người sử dụng đất nhìn vào bản trích lục bản đồ địa chính để có thể nắm rõ được vị trí tọa lạc, diện tích, số tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất, số thứ tự thửa đất, số thửa, công năng sử dụng, thông tin chủ sở hữu, những điều chỉnh của thửa đất, bản vẽ thửa đất (chiều dài, sơ đồ) và một số công trình liên quan, hệ thống giao thông, sông ngòi, thủy lợi…

Tuy vậy, trích lục bản đồ địa chính không được xem là văn bản pháp lý dùng để chứng tỏ quyền sử dụng đất mà chỉ là cơ sở cung cấp thông tin về một khu vực đất cụ thể hay một thửa đất. Các cơ quan quản lý bản đồ địa chính này gồm có Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh/huyện.

 

Các trường hợp cần trích lục, trích đo địa chính


Đăng ký đất đai, tài sẳn gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận


Tại quy định Điểm b Khoản 3 Điều 70 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP khi đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận lần thứ nhất và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất ở, khu vực chưa sở hữu bản đồ địa chính hoặc đã sở hữu bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã điều chỉnh thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ cần trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất.

Cấp lại giấy chứng nhận


Theo quy định tại Khoản 3 Điều 77 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP khi cấp lại Giấy chứng nhận hay Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, vì bị thất lạc thì Văn phòng đăng ký sử dụng đất phải trích lục bản đồ địa chính hay trích đo địa chính thửa đất đối với các trường hợp chưa trích đo địa chính thửa đất và chưa có bản đồ địa chính.

 

Đo đạc hiện trạng vị trí

Là căn cứ để giải quyết đất đai
Nếu hòa giải tranh chấp đất đai không thành tại UBND cấp phường/xã/thị trấn thì hồ sơ tranh chấp sẽ được đưa lên UBND cấp quận/huyện hay tỉnh, tại đây sẽ phải trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua những thời điểm liên quan đến diện tích đất tranh chấp là một trong những cơ sở để giải quyết tranh chấp đất đai (theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 89 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

Người xin giao đất, thuê đất có yêu cầu
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư 30/2014/TT-BTNMT khi nhận giao đất, thuê đất không qua việc đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND cấp tỉnh thì người xin giao đất, thuê đất phải nộp 01 bộ hồ sơ.

– Trong hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất bắt buộc có trích đo địa chính thửa đất hay trích lục bản đồ địa chính thửa đất.

– Cơ quan tài nguyên và môi trường phải cung cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất đối với những vị trí đã có bản đồ địa chính hoặc triển khai trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu từ người thuê đất, xin giao đất.

Là thành phần hồ sơ trình UBND cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

 

Thông tin thửa đất

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 từ Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định: Hồ sơ trình đến UBND cấp tỉnh hay cấp quận/huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải có trích đo địa chính thửa đất hay trích lục bản đồ địa chính thửa đất.

Là thành phần hồ sơ trình UBND quyết định thu hồi đất
Khi nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích đất nước, công cộng thì có những loại hồ sơ như sau:

– Hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất (Điều 11 của Thông tư 30/2014/TT-BTNMT).

– Hồ sơ trình ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc (Điều 10 từ Thông tư 30/2014/TT-BTNMT).

– Hồ sơ trình ban hành thông báo thu hồi đất (Điều 9 của Thông tư 30/2014/TT-BTNMT).

Toàn bộ những loại hồ sơ được đề cập ở trên đều phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng